Thần kinh hạ thiệt
Thần kinh hạ thiệt

Thần kinh hạ thiệt

Thần kinh hạ thiệtthần kinh thứ 12 trong tổng số 12 đôi dây thần kinh sọ, chi phối vận động các cơ trong và ngoài của lưỡi, ngoại trừ cơ khẩu cái - lưỡi (được thần kinh lang thang chi phối vận động).[lower-alpha 2] Đây là dây thần kinh chỉ có chức năng vận động. Thần kinh có nguyên ủy[lower-alpha 3] nhân thần kinh hạ thiệt nằm trong thân não, là tập hợp một số rễ nhỏ[lower-alpha 4], đi qua ống thần kinh hạ thiệt xuống cổ, cuối cùng lại đi qua và chi phối vận động cho cơ lưỡi. Có hai dây thần kinh hạ thiệt trong cơ thể: một ở bên trái và một ở bên phải.Thần kinh có chức năng kiểm soát các chuyển động của lưỡi, tham gia điều khiển hoạt động nói và nuốt, lè lưỡi và đá lưỡi từ bên này sang bên kia. Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của lưỡi, nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương khi phẫu thuật và do bệnh liên quan đến thần kinh vận động. Herophilos là người đầu tiên ghi chép về dây thần kinh vào thế kỷ III trước Công nguyên. Cái tên "hạ thiệt" bắt nguồn từ thực tế là đường đi của thần kinh nằm ở dưới lưỡi, theo tiếng Hán Việt: hạ ("dưới") và thiệt ("lưỡi"). Trong danh pháp Latin, từ hypo (tiếng Hy Lạp: "dưới") và glossa (tiếng Hy Lạp: "lưỡi").

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần kinh hạ thiệt http://www.bartleby.com/107/ http://discovery.lifemapsc.com/library/review-of-m... http://www.merckvetmanual.com/nervous-system/nervo... http://www.dartmouth.edu/~dons/part_1/chapter_7.ht... http://www.neuroanatomy.wisc.edu/virtualbrain/Brai... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3395866 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4604108 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17622725 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17727086 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19494384